Thổ phục linh hay còn gọi là Khúc Khắc là vị thuốc quý có tác dụng chữa phong thấp, xương khớp, đau lưng, mỏi gối cùng nhiều tác dụng khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về công dụng và các bài thuốc của loại dược liệu này với xương khớp để mọi người tham khảo.
I. Thổ phục linh là gì?
Thổ phục linh tên khoa học là Smilax glabra Wall. ex Roxb; thuộc họ Smilacaceae (Khúc khắc). Nó còn có tên gọi khác là khúc khắc, Cẩu ngỗ lực, Mọt hoi đòi, Tơ Pớt,….
Hình ảnh cây thổ phục linh
– Đặc điểm cây:
- Là loại cây leo sống lâu năm, cao từ 4 – 5m và phân nhiều cành, cành nhỏ mềm, không gai. Lá mọc so le có hình bầu dục hoặc trái xoan dài từ 5 – 11cm, rộng từ 3 – 5cm.
- Hoa mọc ở kẽ lá, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống mang một tán đơn gồm nhiều hoa màu vàng nhạt, cuống hoa mảnh như sợi chỉ dài khoảng 1cm. Hoa đực có lá đài hình tim dày, bao phấn thuôn, hoa cái giống hoa đực, bầu hình cầu.
- Quả mọng, hình cầu có đường kính 6 – 7mm, gần như ba cạnh chứa 3 hạt, khi chín có màu đen.
- Mùa hoa vào tháng 5 – 6 và mùa quả tháng 8 – 12.
– Bộ phận dùng: Thân rễ đào về, cắt bỏ rễ con và gai tua sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể rửa sạch, ủ mềm 2 – 3 ngày, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
– Phân bố: Thổ phục linh phân bố rải rác ở khắp các tỉnh miền núi cũng như trung du như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Hưng, Hà Tây,…
II. Thành phần hóa học của Thổ phục linh dược liệu
Thân rễ chứa tannin, saponin, flavonoid, astilbin, isoastilbin, engeletin, tinh bột,…
Thành phần hóa học Thổ phục linh
Trong dịch chiết nước của rễ Thổ phục linh, polysaccharide chiếm hàm lượng rất lớn đến 32% trọng lượng mẫu khô. Điều này lý giải tại sao loại rễ thảo dược này đã từng được dùng thay lương thực khi nạn đói ở Trung Quốc xuất hiện.
Mặt khác, rễ Thổ phục linh có chứa lớp chất các flavonoid, được xem là các cấu tử hoạt tính chính. Ngoài ra, còn có chứa các hợp chất khác như phenylpropanoid glycoside, lignan glycoside, các polyphenol, phenolic acid, glycoside của nó và một số hợp chất khác. Tổng cộng có đến khoảng 40 hợp chất đã được phân lập từ rễ khúc khắc.
- Các flavonoid: Lớp hoạt chất chính trong rễ thổ phục linh là các flavonoid. Trong đó, 12 flavonoid đã được tách ra thuộc về 5 loại hợp chất là flavonol, isoflavone, dihydroflavonol, dihydroflavone và flavanol.
- Các axit hữu cơ: Gồm các palmitic acid, butan diacid và 2,2- dimethylsuccinic acid.
- Các chất sterol: Gồm các stigmasterol và β-sterol.
- Hợp chất khác như fructoside, hợp chất dị tố, axit amine, protein,…
III. Thổ phục linh có tác dụng gì?
Thổ phục linh trị bệnh gì? – Là dược liệu có vị ngọt nhạt, chát, tính bình có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ phong thấp, mạch gân cốt, lọc máu rất tốt. Cụ thể:
3.1 Chữa đau xương khớp, trừ phong thấp
Trong Đông y, thổ phục linh thường được sử dụng để chủ trị trong các chứng đau nhức xương khớp, phong thấp, nhức mỏi cơ, co rút gân cơ,…. Nó giúp tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, giảm các triệu chứng của phong thấp.
Chữa đau xương khớp, trừ phong thấp
Trên thực hiện chứng minh, thổ phục linh có tác dụng giải độc, giảm đau, chống viêm, tăng cường sức mạnh gân cốt và chữa đau xương khớp. Vì vậy nó được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp.
3.2 Trị chứng cước khí, chân tay phù nề
Chân tay phù nề là hiện tượng tăng tích tụ chất lỏng trong cơ thể gây đau, sưng và cần hạn chế di chuyển. Thổ phục linh có tác dụng thông lưu khí huyết, loại bỏ chất lỏng dư thừa, giảm sưng viêm chứng phù nề.
3.3 Lợi gân cốt
Thổ phục linh có khả năng tăng cường sức mạnh, độ đàn hồi của gân cốt. Điều này có lợi cho việc duy trì sự ổn định, chức năng của các cơ và khớp, giúp ngừa chấn thương, cải thiện hiệu suất vận động.
3.4 Lợi tiểu, giải độc cơ thể
Thổ phục linh có tác dụng thúc đẩy sản xuất nước tiểu, cải thiện mồ hôi. Từ đó, giảm tình trạng giữ nước, bọng mắt, sưng và đầy bụng. Mặt khác, các loại trà làm từ rễ thảo dược này cũng được dùng để làm sạch máu, cải thiện chức năng gan, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
3.5 Thúc đẩy cân bằng nội tiết tố
Thành phần saponin và steroid có trong thổ phục linh có thể “bắt chước” tác dụng của hormone sinh sản tự nhiên và steroid tăng trưởng, bao gồm cả testosterone và estrogen. Bản thân cây không chứa hormone tăng trưởng, nhưng nó có thể điều chỉnh sản xuất hormone bằng cách giảm viêm, cải thiện chức năng gan.
Khúc khắc – Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cơ thể
3.6 Dịu ho, sốt, cảm lạnh
Chiết xuất của thổ phục linh được dùng để điều trị ho, cảm cúm, cảm lạnh theo nhiều cách. Bao gồm việc ngăn chặn chúng xảy ra ở nơi đầu tiên bằng cách tăng chức năng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn. Nó có tác dụng điều trị các triệu chứng thông qua các hiệu ứng tan máu và tác dụng ức chế đối với phản xạ khi ho.
3.7 Phòng chống ung thư
Chiết xuất thu được trong rễ, thân, lá và quả của cây thổ phục linh hoang dã giúp ngăn ngừa ung thư một cách tự nhiên. Phần lớn các lợi ích dược lý được cho là do nồng độ steroid tự nhiên và saponin giúp hấp thu các loại thuốc hoặc thải dược khác, làm giảm tác dụng viêm và các đặc tính chống lão hóa khác.
IV. Một số bài thuốc từ dược liệu thổ phục linh
Thổ phục linh được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y
4.1 Bài thuốc chữa thấp khớp, phong thấp
– Bài thuốc 1:
- Thổ phục linh 20g;
- Cỏ nhọ nồi, hy thiêm mỗi vị 16g;
- Ngải cứu, ngưu tất, thương nhĩ tử mỗi vị 12g
Sắc tất cả các dược liệu lên, ngày uống 1 thang.
– Bài thuốc 2:
- Thổ phục linh 20g;
- Lá lốt, ngưu tất, hy thiêm mỗi vị 12g.
Tất cả đem sắc và uống 1 ngày 1 thang.
– Bài thuốc 3:
- Thổ phục linh 16g,
- Rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ tầm xuân mỗi vị 12g;
- Lá lốt, lá cốt xay, rễ gấc mỗi vị 8g; rễ gai tâm xoong 4g.
Đem sắc uống, ngày 1 thang.
– Bài thuốc 4:
Thổ phục linh, cà gai leo, xấu hổ, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, cỏ xước mỗi vị 16g đem sắc uống.
– Bài thuốc 5:
- Cà gai leo, ngưu tất, hy thiêm, thổ phục linh mỗi vị 12g;
- Hương phụ, ích mẫu, ké đầu ngựa mỗi vị 16g đem sắc uống.
4.2 Chữa mụn nhọt, chốc lở
– Bài thuốc 1:
- Thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo dây 15g
- Kim ngân, sinh địa mỗi loại 20g
- Sài đất 40g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, uống trong 5 – 7 ngày.
– Bài thuốc 2:
- Thổ phục linh, bồ công anh, kim ngân mỗi vị 12g
- Cam thảo nam, mã đề mỗi vị 10g
- Hoa kinh giới, ké đầu ngựa mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
4.3 Chữa viêm cầu thận cấp
– Bài thuốc:
- Thổ phục linh, cỏ mần trầu, rễ cỏ tranh, lá cối xay mỗi vị 20g;
- Mã đề 30g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang.
4.4 Chữa bệnh ngoài da
– Bài thuốc:
- Thổ phục linh, ý dĩ sao mỗi loại 15g;
- Tầm gửi 20g;
- Trạch tả, ngưu tất mỗi vị 12g;
- Cam thảo, bán hạ chế, thạch xương bồ, xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
4.5 Chữa dị ứng mẩn ngứa mày đay
– Bài thuốc:
- Thổ phục linh 20g;
- Liên kiều, sinh địa, ké đầu ngựa, ngưu bàng tử, kim ngân hoa, cam thảo dây mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
4.6 Khí huyết lưu thông, bổ can thận
Ngoài việc kết hợp với các vị thuốc khác, thì người ta còn dùng vị thuốc này để ngâm rượu. Tác dụng của thổ phục linh ngâm rượu là giúp khí huyết lưu thông, bổ can thận, khử phong thấp.
Cách ngâm rượu thổ phục linh:
- Thổ phục linh, cà gai leo, cỏ xước, thiên niên kiện mỗi loại 300g, lá lốt 800g, quế chi 100g. Tất cả đem phơi khô
- Đem tất cả các dược liệu trên ngâm với 5 lít rượu trắng 35 – 40 độ từ 7 – 10 ngày, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
V. Lưu ý khi sử dụng
Dù có tác dụng chữa bệnh rất tốt, khi sử dụng thổ phục linh thì người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh xảy ra tác dụng ngoài ý muốn.
Lưu ý khi sử dụng khúc khắc
- Không dùng cho những người đang mắc bệnh can thận, âm hư hay tỳ vị hư hàn.
- Không dùng quá nhiều liều trong một ngày, có thể gây ra tình trạng kích ứng dạ dày. Liều lượng khuyến cáo 15 – 30g mỗi ngày.
- Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, người đang dùng thuốc tân dược cần đặc biệt lưu ý, tránh gây ra tác dụng phụ.
- Tránh dùng chung với nước trà hoặc các loại thuốc như Lithium, Digoxin,… Bởi nó có thể phản ứng với thuốc.