Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý với cái tên độc đáo

Cây hoàn ngọc là một loài thảo dược quý, không những mang đến nhiều công dụng tốt đến với sức khỏe mà còn có một cái tên rất đẹp và độc đáo. Chúng có thể khá xa lạ với nhiều người nhưng là dược liệu được dùng phổ biến ở Việt nam, nhằm giảm hỗ trợ điều trị bệnh lý về viêm loét dạ dày, đường tiêu hóa,…Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, tác dụng và cách dùng của dược liệu này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

cây hoàn ngọc

Tìm hiểu về loài thực vật Hoàn Ngọc

Tìm hiểu về cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.), thuộc họ Acanthaceae, được người dân địa phương gọi với nhiều cái tên rất hay như cây nhật nguyệt, cây thần tượng linh, cây xuân hoa, cây con khỉ…Cây được phân làm 2 loại là cây Hoàn ngọc đỏ và Hoàn ngọc trắng.

Đặc điểm hình thái

Cách nhận biết cây hoàn ngọc không phải là quá khó. Đây là dạng cây bụi sống lâu năm, cao từ 1 – 2m, khi non thân cây có màu xanh lục nhưng lúc về già sẽ khoác một lớp áo màu nâu mới. Cây phân ra nhiều nhánh nhỏ và có nhiều lá.

Lá của cây mọc đối nhau, mũi nhọn dài 12 – 17cm, phần cuống dài 1,5 -2,5cm. Phần gốc thuôn, mép nguyên. Hoa thuộc loại lưỡng tính, có 5 đài tách rời và 2 nhị kép. 5 cánh hoa được chia làm thành 2 môi, môi dưới 2 thùy, trên 3 thùy. Hoa hoàn ngọc có màu trắng pha tím và thường mọc theo cụm ở đầu cành. Quả của cây thuộc dạng quả nang, có 4 hạt.

cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc

Phân loại

Hoàn ngọc được chia làm 2 loại, mỗi loại sẽ đem đến công dụng khác nhau đối với sức khỏe. Dưới đây là cách phân biệt:

  • Hoàn ngọc đỏ: Cây có đầu lá màu nâu hoặc nâu đỏ. Khi non sẽ có vị chát và hơi chua, bề mặt phủ một lớp lông tơ. Khi về già, lá cây sẽ ngả sang màu xanh.
  • Hoàn ngọc trắng: Lá cây có màu màu xanh nhạt kèm dịch nhầy. Khi được phơi khô, lá vẫn sẽ giữ được nguyên màu hoặc có màu trắng xám. Tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ không nhiều bằng hoàn ngọc trắng, nên loại trắng được sử dụng phổ biến hơn đỏ.

Đôi khi nhiều người sẽ thắc mắc cây xương khỉ có phải cây hoàn ngọc không? Nhưng thực tế đây là 2 loài cây khác nhau nhé.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là phần lá và rễ, có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô. Loài dược liệu này được thu hái quanh năm, nhất là vào mùa mưa cây phát triển nhanh hơn.

Hoàn ngọc thuộc loài thực vật ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng khi còn nhỏ. Cây sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân hè, nhưng tới mùa đông sẽ bước vào thời kỳ rụng lá. Thông thường cây phải trên 1 tuổi mới có hoa, tái sinh tự nhiên từ hạt và có thể tái sinh cây chồi non sau khi bị chặt. Bên cạnh đó, nếu giâm cành hoặc cắm cành cũng đều có thể tái sinh từ cây mới.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong cây có chứa sterol, flavonoid, saponin, axit hữu cơ, đường khử và carotenol có khả năng hỗ trợ chống viêm, ngăn ngừa ung thư, khử trùng vì chúng giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do. Ngoài ra, bên trong lá khô chứa 4,9% nitơ toàn phần, lá tươi chứa 30.08% protein toàn phần và  2.65mg/d diệp lục toàn phần.

Cây hoàn ngọc có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo y học cổ truyền, vỏ và rễ của hoàn ngọc có vị đắng, tính vị không thay đổi khi về già. Do đó dược liệu này được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc nhằm mang đến tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị một số bệnh thường gặp như sốt, tiêu chảy, cảm cúm, tiểu rát, sẹo lồi,…Đồng thời còn có khả năng trị bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm ruột, bệnh gan,..hay là hỗ trợ trị bệnh ung thư, ổn định huyết áp.

tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ

Hoàn ngọc hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày

Theo y học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả đáng kinh ngạc về những gì mà hoàn ngọc mang đến cho sức khỏe. Vậy cụ thể cây hoàn ngọc trị bệnh gì?

  • Hỗ trợ chữa bệnh lý đường tiêu hóa: Hoàn ngọc có chứa saponin, axit hữu cơ, flavonoid có tác dụng ức chế sự viêm nhiễm và giảm kích ứng lên dạ dày.
  • Tác dụng ức chế enzym MAO: Theo báo cáo, cao chiết xuất từ lá hoàn ngọc có nồng độ 6mg/ml, đem lại hiệu quả ức chế 69,9% hoạt động trên enzym MAO, giảm chứng rối loạn thần kinh, trầm cảm.
  • Tác dụng kháng khuẩn kháng nấm: Theo nghiên cứu mới đây, dịch chiết từ lá cây có chứa hoạt chất với tác dụng chống lại hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn vi nấm như Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Candida albicans,  Aspergillus niger,…
  • Giúp ổn định huyết áp: Vào năm 2011, một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã cho thấy, dịch chiết từ lá hoàn ngọc bao gồm alkaloid, sterols, coumarin có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị huyết áp tái phát.
  • Hỗ trợ điều trị u xơ, u nang: Nhờ vào thành phần hoạt chất có flavonoid, acid hữu cơ và saponin có thể hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
  • Hỗ trợ trị ung thư: Ít ai biết axit pomolic trong cây có khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, bên cạnh đó lupenol cũng có tiềm năng hỗ trợ trị ung thư tuyến tụy.
  • Hỗ trợ cầm máu do xuất huyết, do trĩ: Trong cây hoàn ngọc có chứa hoạt chất giúp tăng cường khả năng đông máu và ức chế sự chảy máu.
  • Giúp bảo vệ gan: Nhờ vào 3 hoạt chất lupeol, betulin, axit pomolic, dược liệu đã đem tới cho giới y học một giải pháp hiệu quả giúp giải độc gan và hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan.

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bằng Hoàn Ngọc

Về liều dùng, khi dùng ngoài, chỉ nên sử dụng 10 – 30g lá tươi giã nát rồi đắp lên vết thương. Còn khi dùng trong, nên sử dụng 10 – 12g lá thân phơi khô, sắc uống. Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh có thể tham khảo:

tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ

Một số bài thuốc phổ biến

  • Chữa tiểu ra máu, tiểu rắt: Sử dụng từ 15 – 25 lá hoàn ngọc rồi đem đi rửa sạch và giã nát, lọc vắt nước cốt uống hàng ngày. Người bệnh có thể sử dụng áp dụng bài thuốc này để chữa viêm đường tiết niệu, viêm thận.
  • Chữa bệnh viêm loét ở dạ dày và tá tràng: Đem khoảng 7 lá tươi, rửa sạch rồi ăn sống ngày 2 lần. Cố gắng kiên trì sử dụng trong 7 ngày liên tục để có hiệu quả tốt.
  • Chữa viêm đường tiêu hóa: Dùng khoảng 7 – 9 lá hoàn ngọc tươi đã được rửa sạch và chia ra nhai ngày 2-3 lần. Sau khi dùng 5 – 7 ngày liên tục sẽ được kết quả cao.
  • Chữa bệnh tả, lỵ và tiêu chảy: Dùng khoảng 5 đến 15 lá tươi đã được làm sạch và nhai 2 lần mỗi ngày, kiên trì sử dụng trong 7 ngày liên tục để có hiệu quả tốt.
  • Chữa xơ gan, viêm gan: Lá hoàn ngọc tươi 10 – 12 lá, rửa sạch, sắc với 400ml nước, chia uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể tán dược liệu khô thành bột mịn rồi trộn với bột tam thất với tỉ lệ 1:1, sau đó pha cùng nước lọc uống.
  • Hỗ trợ cầm máu do xuất huyết tiêu hóa, trĩ: Dùng khoảng 7 – 9 lá hoàn ngọc tươi rồi nhai kỹ 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra người bệnh có thể sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa bệnh về đường ruột: Sử dụng 7 – 9 lá tươi hoàn ngọc đã được trụng sơ qua nước sôi, sau đó ăn ngày 4 lần. Áp dụng bài thuốc này từ 3 – 5 ngày sẽ có biểu hiện thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý khi sử dụng cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc là một loại thảo dược quý và mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng quá liều vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Liều lượng sử dụng được khuyến cáo là 10 – 30g lá tươi hoặc 10 – 12g lá khô mỗi ngày. Nếu dùng quá liều sẽ có thể xảy ra một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt,…
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây hoàn ngọc. Hiện nay tuy chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của cây hoàn ngọc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Hoàn ngọc có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc hạ đường huyết. Do đó nếu người bệnh đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia y tế trước khi dùng.
  • Một số người có thể bị dị ứng với hoàn ngọc, nên khi thấy có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào, hãy ngừng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
  • Dược liệu này có tính lạnh, do đó những người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên sử dụng.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây hoàn ngọc hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước sử dụng bất kỳ bài thuốc nào nhé. Đặc biệt là trong trường hợp đang uống thuốc tây để điều trị.

Tham khảo thêm các loại dược liệu khác:

– Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng mà có thể bạn chưa biết

– Sâm Đương quy là cây gì? Hình ảnh, Đặc điểm, chữa bệnh gì?

– Rau tàu bay – Đặc điểm, công dụng