Phòng phòng là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Phòng phong được biết đến là một loại thần dược trị bách bệnh, sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Vậy phòng phong là cây gì? Nó có thực sự tuyệt vời như vậy? Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

I. Cây phòng phong là gì?

Phòng phong là loài cây thảo sống lâu năm, thuộc họ hoa tán và có tên khoa học là Ledebouriella Seseloides Wolff. Trong dân gian, thảo dược này còn được gọi bằng nhiều tên khác như sơn trà, bách chi, bỉnh phong, hồi thảo, tục huyền…

Cây phòng phongCây phòng phong là cây gì?

Theo một số tài liệu, người ta chia phòng phong thành hai loại chính với nhiều đặc điểm khác nhau, cụ thể như:

  • Radix Ligustici brachyloba: Loài cây này chủ yếu là rễ cây khô, đã được phơi hoặc sấy của cây xuyên phòng phong.
  • Radix Seseli: Thảo dược này chủ yếu được bào chế từ rễ cây khô của cây phong Vân Nam và phòng phong lá thông.

Ngoài ra, có rất nhiều loại dược liệu khác cũng được gọi chung là phòng phong. Do đó, để tránh nhầm lẫn và ứng dụng “ đúng bệnh – đúng người”, người bệnh cần nắm rõ chính xác thông tin để mua đúng loại mình đang tìm kiếm nhé.

II. Tìm hiểu chung về cây phòng phong

 – Khu vực phân bố, thu hái

Phòng phong được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu  của Trung Quốc. Nơi có môi trường ẩm, nhiều ánh sáng như vùng ôn đới ẩm hoặc vùng cận nhiệt đới.

Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Lúc này, cây sẽ được đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên và đem phơi hoặc sấy khô.

 – Đặc điểm sinh thái 

Cây phòng phong có thân cao khoảng 0,5 – 0,8m với các chi tiết nhận biết như:

tác dụng cây phòng phongCác bộ phận chi tiết của cây phòng phong

 

  • Rễ: Rễ cây phòng phong là rễ trụ, có nhiều xơ ở đầu rễ.
  • Lá: Lá thường mọc đan xen so le nhau, có hình xẻ lông chim. Cuống lá dài khoảng 5 – 8cm và rộng 2 – 3cm. Ở gốc cuống phát triển thành bẹ ôm lấy thân, đầu hơi nhọn, không có răng cưa, nhìn xa sẽ giống lá ngải cứu.
  • Hoa: Hoa mọc thành chùm, hình tán kép, gồm 5 – 8 tán với mỗi tán nhỏ gồm 5 – 10 bông hoa nhỏ màu trắng.
  • Quả: Thông thường, loài cây này sẽ cho ra quả kép và có hình dạng như trứng dẹp màu nâu nhạt, trơn nhẵn, không có lông bao phủ bên ngoài.

 – Thành phần hoá học 

Phòng phong là dược liệu có vị cay, tính ấm, không độc và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần hoá học của phòng phong gồm coumarin, chromon, polyacetylen, mannitol, phenol, anomalin, scopolatin, xanthotoxin… mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người bệnh.

III. Phòng phong có tác dụng gì?

Cây phòng phong được xem là một vị thuốc quý trong điều trị bệnh, với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ, cụ thể là:

  • Giảm đau, chống viêm: Theo một số ghi chép cho thấy, phòng phong giúp ức chế quá trình phát triển và lây lan của các vi khuẩn, virus. Chính nhờ điều này sẽ giúp thuyên giảm nhanh các cơn đau và chống viêm hiệu quả.
  • Chống dị ứng: Cây phòng phong có tác dụng chống dị ứng, giảm triệu chứng ngứa, hắt hơi, sổ mũi…
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Theo kinh nghiệm dân gian, việc sử dụng phòng phong còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như cảm lạnh, cúm,…
  • Giảm ho, long đờm: Dược liệu này có giúp giảm ho, long đờm và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Cây phòng phong có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giúp ăn ngon và tiêu hoá tốt hơn. Đặc biệt trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…

Bên cạnh các công dụng trên, cây phòng phong còn có khả năng cân bằng âm dương, bổ mắt, ích thần… đã được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả rõ rệt.

IV. Một vài bài thuốc được bào chế từ cây phòng phong

4.1 Bài thuốc chữa đau đầu, suy nhược cơ thể

cây phòng phong chữa bệnh gìPhòng phong khô trong bài thuốc chữa suy nhược cơ thể


– Nguyên liệu: 
Phòng phong, bạch chỉ.


– Cách thực hiện:

  • Bạn dùng bột phòng phong, bạch chỉ trộn cùng với nước và mật rồi đánh đều tay.
  • Khi hỗn hợp kết dính lại, bạn nặn thành từng viên thuốc như viên bi tròn.
  • Sử dụng mỗi ngày một viên để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2 Bài thuốc thanh nhiệt

 – Nguyên liệu: Phòng phong, xuyên khung, bạch thược, cam thảo, bạc hà, đương quy.


– Cách thực hiện:

  • Bạn lấy tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem ngâm cùng với nước muối.
  • Cho dược liệu vào ấm và sắc cùng với nước uống mỗi ngày.
  • Để tăng thêm hiệu quả và mùi vị, bạn có thể bột tán rồi trộn thành viên uống thay cho sắc thuốc nước hoặc kết hợp thêm với trà gừng.

4.3 Bài thuốc chữa đổ mồ hôi

bài thuốc từ cây phòng phongCác vị dược liệu điều trị bệnh đổ mồ hôi


– Nguyên liệu:
 Phòng phong, đẳng sâm, xuyên khung.


– Cách thực hiện:

  • Bạn lấy dược liệu trên đem sắc cùng với 700ml nước và uống mỗi ngày.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần và duy trì trong 3 – 5 ngày.

4.4 Bài thuốc trị phát ban, mụn nhọt

 – Nguyên liệu: Phòng phong, cam thảo, chi tử, liên kiều.


– Cách thực hiện:

  • Tùy vào nhu cầu, bạn có thể dùng dược liệu tán thành bột hoặc sắc thành thuốc uống.
  • Dùng đều đặn 3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.


– Lưu ý: 
Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá 1 tuần để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.

4.5 Bài thuốc trị đầy bụng, khó tiêu

 – Nguyên liệu: Phòng phong, bạc hà, gừng, cam thảo.


– Cách thực hiện:

  • Bạn lấy dược liệu sắc với 600ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp.
  • Chia uống đều đặn 3 lần trong ngày.

4.6 Bài thuốc trị ra khí hư màu xanh

 – Nguyên liệu: Phòng phong, chỉ tử, trần bì, sài hồ, phục linh, cam thảo.


– Cách thực hiện:

  • Bạn cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm cùng với 700ml nước.
  • Đun sôi khoảng 7 – 10 phút rồi tắt bếp.
  • Duy trì bài thuốc trong vòng 2 – 4 ngày để thấy được hiệu quả.

4.7 Bài thuốc trị bệnh đại tràng ở người lớn tuổi

Bài thuốc trị đại tràng từ cây phòng phong


– Nguyên liệu: 
Chỉ phục, phòng phong, cam thảo.


– Cách thực hiện:

  • Lấy nguyên liệu trên sắc với nước và đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Uống đều mỗi ngày vào buổi sáng và tối để nhận được kết quả cao nhất.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng phòng phong 

Mặc dù, phòng phong là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên và lành tính. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả, cũng như hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng thì người bệnh nên chủ động nắm vững một số điều sau:

  • Không tự ý mua và sử dụng phòng phong để điều trị bệnh nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.
  • Không sử dụng cây phòng phong cho người mắc các bệnh lý nền như suy gan, suy thận…
  • Không nên dùng kết hợp phòng phong với các thảo dược khác như bạch cập, nguyên hoa, tỳ giải… bởi điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Không dùng thuốc cho trẻ đang bị tiêu chảy hay bị co giật.
  • Sử dụng thuốc đúng với liều lượng cho phép và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không nên dùng thuốc trong một thời gian dài để tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng hoạt động của cơ thể.
  • Với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm cần hết sức cẩn thận khi kết hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh.
  • Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trên, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ dưỡng chất.
  • Kết hợp rèn luyện thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể nói, cây phòng phong là loài cây thuốc quý trong điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khoẻ và đạt được kết quả tốt nhất thì trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, người bệnh đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về cách sử dụng phù hợp với cơ địa của mình nhé.