Sâm Đương quy là cây gì? Hình ảnh, Đặc điểm, chữa bệnh gì?

Sâm đương quy là loại thảo dược quý, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, với nhiều người, đương quy vẫn là một cái tên khá xa lạ nên chưa thể tận dụng hết những lợi ích tuyệt vời từ chúng. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đương quy và cách sử dụng.

I. Đôi nét về sâm đương quy

Sâm đương quy (Angelica sinensis) là một loại thảo dược thuộc họ Hoa tán, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 40 – 80cm và thường được thu hoạch vào mùa thu.

Sâm đương quyHình ảnh cây sâm đương quy

Thân rễ đương quy hình trụ, có nhiều nhánh nhỏ. Lá đương quy mọc so le, hình mác, thường dài từ 10 – 15cm. Hoa đương quy có màu trắng nhạt, mọc thành cụm và ra quả có màu đen.

Sâm đương quy chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm: tinh dầu (0.26%), Coumarin (0.08%), Flavonoid (0.1%) và nhiều thành phần quý giá khác như sterol, axit amin, saccharide và đặc biệt vitamin B12 – được tìm thấy trong rễ đương quy.

Tại Việt Nam, sâm đương quy được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ví dụ như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,… Người dân địa phương thường sử dụng loại sâm này dưới nhiều hình thức khác nhau, với mục đích cải thiện sức khỏe tổng thể.

II. Sâm đương quy có tác dụng gì?

Công dụng của sâm đương quy rất đa dạng, bao gồm:

2.1 Cải thiện xương khớp

Sâm đương quy được ví như vị thuốc quý, giúp cải thiện xương khớp theo những cách sau:

Đương quy giúp giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp

 

  • Giảm đau nhức: Sâm đương quy có tác dụng chống viêm, giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau nhức dữ dội do viêm khớp.
  • Tăng cường sản xuất collagen: Cây đương quy có công dụng tăng cường sản xuất collagen, từ đó nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ bị loãng xương.

Do đó, cải thiện chức năng xương khớp là một trong những câu trả lời thỏa đáng cho “sâm đương quy có tác dụng gì”.

2.2 Tăng cường tuần hoàn máu

Tinh dầu, axit folic và vitamin B12 trong đương quy là những thành phần quan trọng, giúp cơ thể tăng cường sản xuất hồng cầu và huyết sắc tố. Ngoài ra, các thành phần này còn có công dụng tăng cường lưu thông máu, giúp người dùng giảm thiểu tình trạng thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể.

2.3 Tăng cường sức đề kháng

Sâm đương quy có tác dụng tăng cường sức đề kháng nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, điển hình như: polyacetylen, flavonoid, saponin. Khi được hấp thụ vào cơ thể, các chất này sẽ phát huy công dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus, nấm,…).

Hơn nữa, các hợp chất này còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Chính vì vậy, sau khi sử dụng đương quy được một thời gian, người dùng sẽ cảm nhận rõ rệt sức đề kháng được tăng cao, cơ thể khỏe mạnh, ít bị ốm vặt.

2.4 Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Sâm đương quy có tác dụng an thần nhờ vào các cơ chế tác động lên hệ thần kinh trung ương. Cụ thể:

Tinh thần thư thái hơn nhờ các thành phần trong đương quy

 

  • Tăng cường sản xuất serotonin: Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có khả năng điều hòa tâm trạng, giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm: Hệ thần kinh giao cảm là hệ thần kinh kiểm soát các phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp căng thẳng. Khi hoạt động quá mức, hệ thần kinh giao cảm sẽ gây ra các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ,…

2.5 Điều hòa kinh nguyệt

Sâm đương quy có chứa các thành phần hóa học có khả năng tác động lên hệ nội tiết, giúp cân bằng hormone estrogen và progesterone. Từ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt, bảo vệ niêm mạc tử cung và giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt như đau bụng, đau lưng,…

2.6 Chống lão hóa

Đương quy chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Nhờ đó, chúng có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da khỏe mạnh, săn chắc, mịn màng, giảm thâm nám, tàn nhang.

Cụ thể, sau khoảng 2 – 3 tháng sử dụng đương quy, người dùng có thể cảm nhận rõ rệt sự cải thiện của làn da như: da sáng hơn, mịn hơn, lỗ chân lông se khít, đàn hồi, căng bóng và giảm nếp nhăn hơn. Điều này giúp người dùng tự tin hơn với vẻ ngoài của mình, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.7 Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

Nhiều nguồn tin cho biết, sâm đương quy có tác dụng tăng cường sản xuất dịch vị, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Từ đó giúp người dùng tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu,…

Không chỉ vậy, loại sâm này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột khỏi các tác hại của các gốc tự do. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy.

Thành phần trong đương quy giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Ngoài những công dụng nổi bật trên, sâm đương quy còn có tác dụng bổ gan, thận, tăng cường sinh lý, hỗ trợ cải thiện các bệnh viêm phế quản, viêm amidan, viêm tĩnh mạch,…

⚠️Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sâm đương quy là một loại thảo dược tự nhiên, không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh hoặc các phương pháp điều trị chính thống.

III. Cách sử dụng sâm đương quy

Cây sâm đương quy có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: ngâm rượu, nấu cháo, pha trà, tán bột,… Dưới đây là một số gợi ý về cách dùng sâm đương quy phổ biến, được nhiều người áp dụng:

3.1 Sâm đương quy ngâm rượu

Sâm đương quy ngâm rượu là thức uống bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp,…

Bình rượu sâm đương quy thơm ngon, dễ làm


– Cách ngâm rượu sâm đương quy

  • Chuẩn bị nguyên liệu:
    • Sâm đương quy: 100g
    • Rượu trắng: 1 lít
    • Bình thủy tinh hoặc chum sành
  • Cách làm:
    • Bước 1: Sâm đương quy rửa sạch, thái lát mỏng.
    • Bước 2: Cho sâm đương quy vào bình thủy tinh hoặc chum sành, sau đó đổ rượu trắng vào ngập sâm.
    • Bước 3: Đậy kín bình và ngâm trong khoảng 1 tháng.
    • Bước 4: Uống trong bữa ăn, ngày 2 lần, mỗi lần từ 20 – 30ml.

3.2 Sâm đương quy ngâm mật ong

Đương quy và mật ong đều là những thành phần tự nhiên lành tính, rất tốt với những ai đang bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu hoặc thường xuyên mất ngủ.

Hơn nữa, thức uống này còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa da, giúp da khỏe mạnh, tươi trẻ.

Chính vì thế, sâm đương quy ngâm mật ong là thức uống rất tốt với những ai giữ gìn nét thanh xuân, cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Bình đương quy ngâm mật ong


– Cách ngâm sâm đương quy với mật ong

  • Chuẩn bị nguyên liệu:
    • Sâm đương quy: 100g
    • Mật ong: 500ml
    • Bình thủy tinh hoặc chum sành
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rửa sạch rồi thái đương quy thành những lát mỏng.
    • Bước 2: Cho sâm đương quy vào bình thủy tinh hoặc chum sành.
    • Bước 3: Đổ mật ong ngập đương quy.
    • Bước 4: Đậy kín bình và ngâm trong khoảng 1 tháng.
    • Bước 5: Uống trước, trong hoặc sau bữa ăn, ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

3.3 Sâm đương quy nấu nước uống

Sâm đương quy nấu nước uống là một loại thức uống dễ làm, dễ uống và phù hợp với nhiều đối tượng. Bạn có thể sử dụng thức uống này mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

 – Cách nấu nước sâm đương quy

  • Chuẩn bị nguyên liệu:
    • Sâm đương quy: 100g
    • Nước: 500ml
  • Cách làm:
    • Bước 1: Sâm đương quy rửa sạch, thái lát mỏng.
    • Bước 2: Cho sâm đương quy vào nồi, đổ nước ngập sâm.
    • Bước 3: Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.
    • Bước 4: Chắt lấy nước uống, có thể thêm đường hoặc mật ong tùy thích.

3.4 Sâm đương quy nấu cháo

Sâm đương quy khô nấu cháo có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là cho những người suy nhược, mệt mỏi. Cháo còn có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, giảm hoa mắt chóng mặt và giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Cháo đương quy giúp bồi bổ cơ thể, rất tốt cho người vừa ốm dậy


– Cách nấu cháo sâm đương quy

  • Chuẩn bị nguyên liệu:
    • Gạo: 100g
    • Sâm đương quy: 10g
    • Gia vị: muối, hạt tiêu (tùy chỉnh)
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rửa sạch đương quy, thái lát mỏng.
    • Bước 2: Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với sâm đương quy và lượng nước vừa đủ.
    • Bước 3: Đun sôi nhỏ lửa, ninh cháo trong khoảng 30 phút.
    • Bước 4: Nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn khi còn nóng.

3.5 Kết hợp sâm đương quy với thảo dược

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh là bài thuốc cổ trong Đông y, có tác dụng hỗ trợ cải thiện phong hàn thấp, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau đầu, chóng mặt,…

 – Bài thuốc dùng sâm đương quy giúp cải thiện xương khớp

  • Chuẩn bị nguyên liệu:
    • Độc hoạt: 8g
    • Tang ký sinh: 12g
    • Tần giao: 12g
    • Phòng phong: 8g
    • Tế tân: 4g
    • Đương quy: 12g
    • Bạch thược: 12g
    • Xuyên khung: 6g
    • Sinh địa: 12g
    • Đỗ trọng: 12g
    • Ngưu tất: 8g
    • Nhân sâm: 4g
    • Phục linh: 12g
    • Nhục quế: 4g
    • Cam thảo: 4g
  • Cách làm:
    • Bước 1: Tất cả các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm sắc với 600ml nước.
    • Bước 2: Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút.
    • Bước 3: Chắt lấy nước uống, chia làm 3 lần trong ngày.

3.6 Tán bột sâm đương quy

Bột sâm đương quy có kích thước rất nhỏ, vì thế nên cơ thể có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng trong đương quy dễ dàng hơn. Do đó, thay vì sử dụng sâm đương quy tươi hoặc khô, bạn có thể dùng bột đương quy để pha trà, ngâm rượu, đắp mặt,… Đây đều là những cách sử dụng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và bảo quản được lâu hơn.

Tán bột đương quy là cách sử dụng ưu việt, giúp tận dụng hết lợi ích mà đương quy mang lại

 – Cách tán bột sâm đương quy

  • Chuẩn bị nguyên liệu
    • Sâm đương quy khô: 50g
    • Máy xay sinh tố hoặc cối xay
    • Bình/lọ thủy tinh
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rửa sạch rồi thái đương quy thành những lát mỏng.
    • Bước 2: Cho sâm đương quy vào máy xay sinh tố hoặc cối xay để xay nhuyễn.
    • Bước 3: Lọc lấy phần bột đương quy.
    • Buốc 4: Bảo quản bột đương quy trong lọ thủy tinh đậy kín nắp, ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
    • Bước 5: Chế biến bột đương quy cùng rượu, mật ong,… tương tự các hướng dẫn trên.

IV. Lưu ý khi sử dụng sâm đương quy

Dù mang lại nhiều lợi ích tốt, nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng sâm đương quy để cải thiện sức khỏe. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng sâm đương quy, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đối tượng nên sử dụng sâm đương quy là người cao tuổi, đau nhức xương khớp, suy giảm chức năng sinh lý, thiếu máu, da mặt xanh xao, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều,…
  • Đối tượng không nên sử dụng sâm đương quy là phụ nữ có thai, trẻ <6 tuổi, người bị sốt cao, đang sử dụng thuốc chống đông máu, đang xạ trị ung thư hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần trong đương quy.
  • Chỉ nên mua đương quy và các nguyên liệu liên quan ở đơn vị uy tín, đảm bảo được về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
  • Chỉ sử dụng sâm đương quy sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không sử dụng sâm đương quy quá liều hoặc trong thời gian dài.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia,… khi sử dụng sâm đương quy.
  • Dừng sử dụng đương quy khi da nổi mẩn đỏ, tim đập nhanh, mất ngủ,…

V. Những thắc mắc liên quan đến sâm đương quy

 – Lá sâm đương quy ăn được không?

Lá sâm đương quy có thể ăn được, tuy nhiên những người có cơ địa nóng, dễ bị nóng trong, không nên sử dụng quá nhiều (tối đa 60g/ngày).

Giải đáp thắc mắc lá sâm đương quy có ăn được không

 –  Sâm đương quy ngâm rượu với gì?

Để tăng thêm hương vị và công dụng, sâm đương quy có thể ngâm rượu với rất nhiều nguyên liệu khác nhau, chẳng hạn như: mật ong, hoa nghệ tây, nấm linh chi,…

 – Củ sâm đương quy có thể gây tác dụng phụ gì?

Củ sâm đương quy thường an toàn nhưng một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy, táo bón
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ.
  • Tăng huyết áp, tim đập nhanh.
  • Kích ứng da, nổi mẩn đỏ.

 – 1kg sâm đương quy ngâm bao nhiêu lít?

1kg sâm đương quy khô nên ngâm với 2 – 3 lít rượu. Nếu bạn muốn rượu sâm có vị nhẹ nhàng hơn, hãy ngâm 1kg đương quy cùng 5 – 8 lít rượu. Tỷ lệ này sẽ giúp các dưỡng chất của đương quy ngấm đều rượu và phát huy tối đa công dụng của mình.

 – Sâm đương quy giá bao nhiêu?

Ở Việt Nam, giá sâm đương quy thường dao động từ 200.000 – 500.000 VNĐ/kg, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: chủng loại, kích thước, chất lượng,… Dưới đây là giá bán sâm đương quy mà bạn có thể tham khảo:

Giá bán đương quy phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại, nguồn gốc,…

  • Giá sâm đương quy tươi dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ/kg.
  • Giá sâm đương quy khô dao động từ 300.000 – 500.000 VNĐ/kg.

Vì sâm đương quy là thảo dược quý, có nhu cầu tiêu thụ cao, nên nhiều gian thương đã trộn hàng giả, hàng kém chất lượng để trục lợi. Vì vậy, khi tìm mua đương quy, bạn cần hết sức tỉnh táo, tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ và nên mua tại các cửa hàng uy tín, có nhiều phản hồi tích cực.

Hơn nữa, đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia một cách kỹ lưỡng để sử dụng sâm đương quy an toàn, hiệu quả!

Nguồn: Healthline, Vinmec