Cây nhọ nồi (Tên khoa học: Eclipta prostrata L, thuộc họ Cúc: Asteraceae) hay còn có tên gọi thân thuộc khác là cây cỏ mực, lăng kim thảo. Một loại cây thân thảo thường mọc dại ở vùng bãi cỏ ẩm ướt hoặc ven sông, ao, hồ, và khu vực nước lụt thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tới những công dụng tuyệt vời của loài cây này đối với sức khỏe. Vậy cây nhọ nồi có tác dụng gì? mà hiện nay khiến nhiều người xôn xao vậy. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này để không bỏ lỡ kiến thức bổ ích nhé.
Tìm hiểu về công dụng của cây nhọ nồi
Tổng quan về cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi (cỏ mực) là loại cây thảo sống lâu năm, thường cao từ 30 đến 100 cm. Dựa vào hình ảnh dưới đây, mọi người đều có thể quan sát được loài này có thân màu đó đỏ tía hoặc màu lục, lông mọc khá cứng, ở các mấu thường phình to ra.
Hình ảnh cây cỏ mực (cây nhọ nồi)
Lá cây nhọ nồi mọc đối, gần như không có cuống lá, ở hai mặt lá và mép lá có bao phủ một lớp lông, đồng thời có khía răng rất nhỏ. Hoa nhọ nồi màu trắng, khá nhỏ thường mọc ở ngay trên ngọn cây hoặc giữa các kẽ lá.
Loài cây này thường mọc ở những vùng ẩm ướt nên đôi khi sẽ có ở trong vườn nhà bạn nên đừng nhổ, phá đi nhé. Vì có thể bạn đã bỏ lỡ một thảo dược rất là tốt đối với sức khỏe đó. Vậy tác dụng của cây nhọ nồi là gì? Hãy đọc tiếp bài viết nhé.
Điều trị rối loạn tiêu hóa
Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, khi từ lâu đã nghe tới công dụng này rồi nhưng chưa được chắc chắn. Theo y học Cổ truyền Ấn độ, ăn cỏ mực tươi là bài thuốc hữu hiệu để điều trị các chứng bệnh khó chịu ở dạ dày như táo bón, khó tiêu…Đồng thời nó cũng thành công trong khả năng giúp hồi phục lại sự cân bằng trong hệ tiêu hóa.
Một số nghiên cứu mới đây được ghi chép trong Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) có chỉ ra rằng, trong cây cỏ mực có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có khả năng trung hòa axit đáng kể và cải thiện các chứng khó chịu do viêm loét dạ dày – tá tràng gây nên như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,…Ví dụ như các hoạt chất tanin, carotene, vitamin K, flavonozit,…Do đó cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đã được chứng mình qua nhiều nghiên cứu chứ không chỉ là tin đồn.
Cách chữa trị:
- Đem nhọ nồi đi rửa sạch rồi ngâm nước muối để loại bỏ các bỏ hết bụi bẩn, rồi để cho ráo nước
- Xay nhuyễn phần lá và thân rồi lọc bỏ bã
- Lấy phần nước vừa lọc được rồi hòa thêm 1 lít nước sạch.
- Chia thành 2 phần để uống trong ngày.
Lọc và lấy phần nước uống để chữa đau dạ dày
Uống nước nhọ nồi có tốt không thì đáp án chắc hẳn là có. Tuy nhiên, cỏ mực có tính hàn, nên người bệnh không nên dùng khi đang điều trị những tình trạng như: thường xuyên đi ngoài phân sống, phân lỏng, người có cơ địa hư nhược hoặc đang mắc viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Ngoài ra với trường hợp đang dùng thuốc chống đông máu, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Công dụng đối với gan
Cây nhọ nồi có chứa hàm lượng flavonoid cao cùng một số hoạt chất sinh học khác như wedelolactone nên có tác dụng cải thiện chức năng gan và điều trị các bệnh lý như viêm gan hoặc là vàng da.
Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc giá Hoa Kỳ 2015 đã công bố tác dụng của dịch chiết ethanol trong cỏ mực có tác dụng giúp tăng trọng lượng gan. Đồng thời còn thúc đẩy hoạt động của các enzym trong gan, bảo vệ gan khỏi các tác hại từ bia rượu.
Cách chữa trị:
- Dùng 30gr nhọ nồi sắc chung với 15gr đường quy ,15gr trạch tả và 20gr trinh nữ rồi uống.
- Vậy uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì khi điều trị gan nhiễm mỡ do bia rượu không? Chắc chắn là có nhưng phải thêm các nguyên liệu vào các vị thuốc đã nêu ở trên như chỉ củ tử 15gr, 30gr cát căn và 15gr bồ công anh.
Giảm đau từ cỏ mực
Dịch chiết ethanol và các hợp chất alkaloid có trong cỏ mực có tác dụng giảm đau rất tốt. Vậy cỏ nhọ nồi chữa bệnh gì? Thực tế, loài cây này được ứng dụng nhiều trong điều trị đau lưng, đau răng, viêm nha chu và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Cách chữa trị: Lấy khoảng một nắm nhỏ lá của nhọ nồi rồi giã ra và vắt lấy nước, thêm 1 ít mật ong vào. Rồi bôi lên chỗ nướu bị sưng đau hoặc những vết lở loét trong miệng.
Giã lấy nước rồi thêm một ít mật ong vào
Kháng khuẩn của nhọ nồi
Cây nhọ nồi chữa bệnh gì mà từ xa xưa, Y học cổ truyền ở nhiều nước đã dùng để chống nhiễm trùng? Thực tế hiện nay vào năm 2011, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của cỏ mực và cho thấy dược liệu này có thể kháng lại 9 chủng vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng và E.coli.
Hiện nay cây nhọ nồi đang được ứng dụng trong điều trị bệnh nấm lưỡi, mụn nhọt, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Cách chữa trị: Dùng lá nhọ nồi rồi rửa sạch và giã lấy 10ml nước rồi cho ít mật ong vào và khuấy đều. Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp lên lưỡi. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng mật ong nguyên chất.
Điều trị viêm đường hô hấp
Trong thành phần có cây nhọ nồi có chứa hoạt chất với khả năng làm tiêu đờm, kháng viêm. Nên được ứng dụng trong điều trị bệnh cúm, cơn ho có đờm, ho khan và nhiễm trùng đường hô hấp.
Tuy nhiên, cỏ mực chỉ điều trị viêm đường hô hấp trong trường bị bị nhẹ, chưa có dấu hiệu nặng như suy hô hấp. Nên khi triệu chứng đang nặng phải tới bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị: Cho 20g cỏ mực, 12gr củ rẻ quạt, 20gr bồ công anh, 16gr kim ngân hoa, 16gr cam thảo đất vào ấm rồi sắc lấy uống. Nên dùng liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày.
Sắc uống liên tục 3 tới 5 ngày để giảm ho
Thúc đẩy tăng trưởng tóc
Dịch chiết trong nhọ nồi có chứa methanol – yếu tố giúp kích thích quá trình phát triển của nang tóc, tiềm năng trong điều trị chứng rụng tóc, hói đầu. Ngoài ra, cây cỏ mực còn có công dụng ngăn ngừa tóc bạc sớm.
Cách điều trị: Để dưỡng tóc, nên giã cỏ mực rồi lấy nước, rồi trộn lẫn với dầu dưỡng tóc, Sau đó massage da đầu và tóc để dưỡng chất được thấm sâu vào.
Giúp mắt được tốt hơn
Trong cỏ mực có chứa carotene – hoạt chất chống oxy hóa và nâng cao sức khỏe cho đôi mắt. Đồng thời chúng còn có khả năng hỗ trợ ức chế các gốc tự do, ngăn chặn tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa ở mắt.
Cách điều trị:
- Đem một nắm nhọ nồi đi rửa sạch rồi để cho ráo nước
- Xay nhuyễn phần lá và thân rồi lọc bỏ bã
- Lấy phần nước vừa lọc được rồi hòa thêm 1 cốc nước ấm.
- Chia thành 2 phần để uống trong ngày.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo các nhà nghiên cứu, cây nhọ nồi là dược liệu có tính lợi tiểu nên có công dụng rất tốt khi kiểm soát huyết áp và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Cách điều trị:
- Rửa sạch phần lá và thân của cỏ mực rồi đem đi xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước rồi thêm 500ml nước ấm vào
- Chia thành 2 phần uống trong ngày.
Giúp chống nhiễm trùng bàng quang
Uống nước nhọ nồi có tác dụng gì thì đáp án là giúp chống được nhiễm trùng đường bàng quang khá hiệu quả đó nhé. Hiện nay, có tới 80% ca nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do E.coli gây ra. Cây nhọ nồi có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, kể cả E.coli. Đồng thời còn có khả năng hạn chế tối đa các biến chứng do nhiễm khuẩn huyết khi không may bị viêm bàng quang.
Cách điều trị: Rửa sạch cỏ Nhọ nồi 20g, Râu ngô 30g, Bạch mao căn 30g, Bông mã đề 30g rồi sắc uống ngày 1 thang.
Giúp cầm máu hiệu quả
Lá nhọ nồi có tác gì trong cầm máu khi mà khi còn nhỏ, ông bà ta thường bảo rằng nhai lá cỏ mực rồi đắp lên vết chảy máu thì sẽ khiến máu ngừng chảy và vết thương mau lành. Thực chất, từ xưa cây cỏ mực đã luôn có mặt trong các bài thuốc dân gian ở nước ta cũng như trung quốc để điều trị nhiều chứng bệnh do xuất huyết như chảy máu cam, rong kinh, rong huyết, băng huyết sau sinh, ho ra máu,…
Cách điều trị: Cho 12gr cỏ mực, 8gr đan bì, 12gr sinh địa, 12gr trắc bách diệp, 12gr tiên hạc thảo, 9gr tri mẫu, 12gr hỏa ma nhân, 15gr rễ cỏ tranh và 9gr hoàng cầm vào ấm rồi đem đi sắc, uống ngày 1 thang thuốc.
Dùng cây cỏ mực để đắp trên vết thương chảy máu
Hỗ trợ chống ung thư
Năm 2011, các nhà khoa học ở Ấn độ đã phát hiện ra nhọ nồi có tác dụng loại bỏ và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, có hiệu quả trong điều trị ung thư gan. Đồng thời cây cỏ mực còn chứa các hoạt chất có tác dụng phá hủy các kết nối giữa các phân đoạn DNA, tiêu diệt các tế bào gây ung thư.
Tác dụng điều trị sốt
Uống cây nhọ nồi có tác dụng gì trong điều trị sốt không? là mối quan tâm của khá nhiều người. Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi là vị thuốc có tính hàn nên có tác dụng hạ sốt khá hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị sốt phát ban, sốt xuất huyết,…
Cách điều trị: Cho 20gr nhọ nồi, 20gr sài đất, 20 gr củ sắn dây, 12ge ké đầu ngựa, 16gr cam thảo đất, 16gr cây xối xây vào ấm rồi sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người đọc có thể giải đáp được thắc mắc “Cây nhọ nồi có tác dụng gì?” và những bài thuốc có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải có xu hướng ngày càng trở nặng thì phải tới ngay bệnh viện để được thăm khám chứ không tự ý sắc uống tại nhà nhé.
> Tham khảo thêm: Sâm Đương quy là cây gì? Hình ảnh, Đặc điểm, chữa bệnh gì?