Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Hòe hoa hay hoa hòe là dược liệu thiên nhiên có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Đây được xem là thần dược chữa được nhiều bệnh. Liệu hòe hoa có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng PQA tìm hiểu chi tiết về dược liệu hoa hòe trong bài viết dưới đây.

Dược liệu hoa hòe
Dược liệu hoa hòe có thực sự tốt như lời đồn?

Dược liệu hoa hòe là gì?

Cây hoa hòe còn có tên gọi khác là hòe hoa, hòe mễ thường xuất hiện ở khu vực Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Hoa hòe có màu trắng, cánh nhỏ tạo thành từng chùm hoa dài đẹp mắt, tán cây rộng tỏa bóng râm mát làm cảnh. Không chỉ làm cảnh, tô điểm cho khung cảnh xung quanh, cây hoa hòe còn là vị thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong phòng ngừa và chữa bệnh.

Mô tả hòe hoa

  • Hoa hòe 5 cánh, màu trắng vàng, cánh mỏng, nhụy vàng nâu
  • Hoa hòe có vị đắng, tính bình trong khi đó quả hòe có vị đắng, tính hàn.
  • Thu hoạch và sơ chế hoa hòe vào mùa hè khi hoa sắp nở. Dược tính của hoa phát huy tốt khi còn là nụ hoa mới, đầu hoa sắp nở, nguyên vẹn và không bị nát cánh.
  • Hòe hoa để càng lâu càng tốt.

Thành phần hóa học có trong dược liệu hòe hoa

  • 6- 30% rutin (rutozit)
  • Bertulin
  • Sophoradiol
  • 1,75% flavonoid toàn phần
  • Sophorin A, sophorin B và sophorin C

Với những phần trăm thành phần dược lý trên, hòe hoa được sử dụng làm vị thuốc chữa rất nhiều bệnh.

>>> Xem thêm: Cây thuốc câu đằng- Công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Tác dụng dược liệu hoa hòe trong chữa bệnh

Hoa hòe có tác dụng chữa bệnh cực tốt, dưới đây là 7 công dụng dược lý chính được tận dụng triệt để như:

Chữa bệnh trĩ 

Trong hoa hòe có chứa hàm lượng chất troxerutin khá lớn kết hợp với chất oxymatrine, đây đều là chất hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh trĩ, giảm sưng. Tuy nhiên, bài thuốc chữa bệnh trĩ với hoa hòe cần kiên trì thực hiện do tác dụng hơi chậm. Đồng thời, người bệnh cũng cần xây dựng thói quen sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Chất oxymatrine có khả năng bảo vệ và cải thiện cách thức hoạt động của tim, thúc đẩy sự lưu thông các mạch máu đến tim. Nhìn chung, đây là 1 chất rất tốt hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch.

Tác dụng của hoa hòe
Hoa hòe sao khô hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Điều hòa giấc ngủ, ngủ ngon giấc

Không phải tự nhiên hoa hòe được nhiều người truyền tai là thần dược giúp ngủ ngon. Hòe hoa có tính mát, lương huyết an thần. Sử dụng hòe hoa giúp con người được an thần, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, giấc ngủ không được sâu, ngủ không ngon thì nên thử sử dụng hòe hoa.

Hỗ trợ điều trị người bệnh huyết áp cao

Trong hoa hòe có chứa hoạt chất rutin – 1 loại vitamin P có tác dụng thúc đẩy tăng cường tính bền của mao mạch, thành mạch. Do đó, sử dụng hoa hòe như 1 phương thức điều hòa huyết áp, phòng ngừa các biến chứng cao huyết áp như tai biến, xơ vữa động mạch rất hiệu quả.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Các chất có trong hoa hòe còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm lượng mỡ có trong máu, trong gan. Từ đó, việc giảm cân trở nên dễ dàng hơn, bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ cũng được thuyên giảm đáng kể.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Theo nghiên cứu, hoạt chất trong hoa hòe có khả năng giảm sưng viêm các khớp. Điều này đã được thử nghiệm trên động vật như chuột cũng như bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Dĩ nhiên, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Cách dùng hoa hoè trong chữa bệnh

Dưới đây Dược phẩm PQA giới thiệu 1 số bài thuốc từ hoa hòe chữa bệnh phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Chữa đi ngoài ra máu: Hoa hòe khô 10-15g hoặc quả hòe khô 8-16g
  • Chữa viêm loét: 15g hoa hòe, 15g kim ngân, 2 bát rượu trắng
  • Chữa bệnh chảy máu cam: hoa hòe, ô tặc cốt nửa sống nửa sao khô. Sau đó, tán thành bột, thổi 1 ít bột vào mũi
  • Trị mất ngủ: Hoa hòe kết hợp với 40g hạt muỗng, tán thành bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g
  • Chữa bệnh nhức đầu, tê bì ngón tay: sao khô 3 nguyên liệu nụ hòe, hạt muồn và tâm sen và tán thành bột. Ngày uống 2-4 lần, mỗi lần 5g
  • Điều trị cao huyết áp: Hoa hòe sao vàng và hạt muỗng, tán thành bột. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5g.
Công dụng của hoa hòe
Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe

Hoa hòe có tính hàn, chính vì thế, nếu bạn hay đau bụng, chậm tiêu, thiếu máu thì không nên sử dụng dược liệu này. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để kê đơn chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dược liệu hòe hoa. Hi vọng bạn đã có thể phân biệt hoa hòe là gì, công dụng tuyệt vời của cây hòe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mọi bài thuốc cần được chỉ định bởi thầy thuốc để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, tránh gây hậu quả nghiêm trọng khác.