Cẩu tích là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng dược lý, được sử dụng lâu đời trong việc điều trị bệnh. Vậy cây cẩu tích là cây gì? Cách phân loại và sử dụng như thế nào cho hiệu quả? Đừng bỏ lỡ bài viết này, tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây.
I. Cẩu tích là cây gì?
Cẩu tích hay còn được gọi với tên khác là lông cu li, một loại dương xỉ mộc thuộc họ Dương xỉ vỏ trai và có tên khoa học là Cibotium Barometz. Loài cây này mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng rải rác ở khắp các tỉnh thành miền núi nước ta. Đặc biệt chủ yếu ở các vùng núi cao Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu… Song, do việc khai thác bừa bãi cùng với phá rừng làm nương rẫy khiến vùng phân bố của cây thảo dược này bị thu hẹp và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để bảo vệ.
II. Đặc điểm nhận biết loài cây cẩu tích
Cây cẩu tích là loài quyết thực vật có chiều cao tới 2,5 – 3m, với thân rễ mọc đứng và được phủ lông mềm màu vàng nâu bên ngoài. Nếu mới nhìn hoặc nhìn không kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn đó là một con vật. Chính vì lý do đó mà cây hay được gọi là lông cu li.
Đặc điểm nhận biết cây cẩu tích
Để phân biệt cây cẩu tích, bạn có thể dựa vào các đặc điểm cơ bản sau:
- Lá: Cây có cuống lá dạng kép, hình lược to, gồm nhiều lá chét xếp sít vào nhau. Chiều dài lá khoảng 1 – 2m và rộng 0,6 – 0,8m. Các gốc lá bằng nhau, đầu phiến rộng. Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, phía dưới màu nhạt.
- Ổ túi bào tử: Ổ túi của cây xuất hiện hai môi úp vào nhau, túi áo có 2 van và nằm ở mép lá, có màu nâu không đều nhau. Cái ở ngoài hình cầu, cái trong hẹp, hơi thuôn và nằm ẩn sâu phía bên trong.
- Túi bào tử: Cơ quan sinh sản của cây cẩu tích là túi bào tử có vòng cơ giới đầy đủ, hơi nghiêng và xu hướng mở theo đường bên. Túi bào tử mang theo các bào tử ở mặt dưới của lá cây. Các bào tử thì được xếp đều hai bên theo gân giữa và có hình hơi tròn hoặc hình tam giác, sần sùi, màu đen hơi xám hoặc sáng và có cánh.
III. Cách chế biến và thu hái cẩu tích
Cẩu tích dược liệu được thu hái quanh năm. Tại đây, người dân sẽ chặt bỏ toàn bộ cành và lấy hết phần bẹ cùng những vùng có lông vàng bao phủ bên ngoài.
Cây sau khi đem về rửa sạch sẽ cạo sạch hết phần lông và để riêng làm thuốc gọi là lông cu li (kim mao). Nếu phần lông này không sử dụng, có thể đốt hoặc rang thân rễ với cát nóng cho cháy hết phần lông này rồi ngâm nước, rửa sạch rồi thái mỏng đem phơi hoặc sấy khô.
IV. Thành phần hoá học của cây cẩu tích
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong cẩu tích có chứa một lượng dầu dễ bay hơi cùng các hợp chất thơm, hợp chất phenolic tan trong nước, flavonoid, axit amin và các nguyên tố vô cơ. Đặc biệt, cẩu tích khô sau khi được chế biến bằng các phương pháp sấy, rang, phơi… sẽ chứa các hợp chất sterol, saccharide, glucozide, axit amin và nguyên tố khoáng.
V. Cây cẩu tích có tác dụng gì?
Từ bao lâu nay, cẩu tích đã được đánh giá là loại dược liệu an toàn và lành tính, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, cụ thể là:
Các tác dụng tuyệt vời của cẩu tích đối với sức khỏe
5.1 Bổ thận, mạnh gân cốt
Cẩu tích có tác dụng tăng cường chức năng thận, giúp mạnh gân cốt, giảm đau nhức xương khớp. Đây là tác dụng nổi bật nhất của cẩu tích, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp như đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay…
5.2 Giảm đau, chống viêm
Trong thành phần của cẩu tích có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau rất tốt, đặc biệt giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp…
5.3 Tăng cường sinh lý
Một công dụng nữa của cẩu tích không thể bỏ qua đó là bổ thận, tráng dương, giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, chữa trị các bệnh lý về sinh lý như liệt dương, di tinh.
Ngoài các tác dụng kể trên, cây cẩu tích còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, giảm dần tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện nhanh khả năng ghi nhớ cho não bộ.
VI. Một số bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược cẩu tích
6.1 Bài thuốc trị phong tê thấp
Bài thuốc chữa phong tê thấp từ dược liệu cẩu tích
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích, cốt toái bổ mỗi loại 15g.
- Đương quy, tục đoạn mỗi loại 10g.
- Xuyên khung, bạch chỉ mỗi loại 5g.
– Cách thực hiện:
- Bạn dùng các dược liệu trên sắc cùng với 1 lít nước.
- Đun thuốc tới khi nước cạn còn 500ml thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
6.2 Bài thuốc trị chứng can thận bất túc
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích 15g.
- Ngưu tất, đỗ trọng mỗi loại 10g.
- Sinh mễ nhân 12g.
- Mộc qua 6g.
– Cách thực hiện:
- Bạn cho các nguyên liệu trên vào ấm cùng 600ml nước.
- Đun thuốc đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp và chia thành 3 lần uống trong ngày.
6.3 Bài thuốc trị chứng phong thấp hoặc hàn thấp tê chân tay
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích 16g.
- Chế ô đầu, tỳ giải mỗi loại 12g.
- Tô mộc 8g.
– Cách thực hiện:
- Dùng tất cả dược liệu trên sắc thành thuốc uống đều 2 lần/ ngày.
- Mỗi lần sử dụng từ 6 – 8g thuốc.
6.4 Bài thuốc trị đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi loại 30g.
- Tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi loại 50g.
- Tang ký sinh 40g.
- Rượu trắng 1500ml.
– Cách thực hiện:
- Bạn ngâm các dược liệu trên cùng với 1500ml rượu trắng trong vòng 1 tuần.
- Lọc lấy nước cốt để uống, mỗi ngày dùng một lượng vừa đủ.
6.5 Bài thuốc trị đau, gối mỏi
Kết hợp cẩu tích cùng các dược liệu khác giúp trị đau mỏi gối
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh.
– Cách thực hiện:
- Nghiền nát tất cả dược liệu trên thành bột.
- Cho mật ong vào trộn cùng và nặn thành viên tròn.
- Mỗi lần dùng 1 – 2 viên.
6.6 Bài thuốc trị viêm cột sống tăng sinh có gai
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi loại 15g.
- Sơn thù du, câu kỷ tử, nữ trinh tử, đương quy mỗi loại 10g.
- Kệ huyết đằng 30g.
- Mộc hương 6g.
– Cách thực hiện: Cũng giống như các bài thuốc khác, bạn cho dược liệu vào ấm và sắc chung với nước tạo thành thuốc uống trong ngày.
6.7 Bài thuốc trị đau nhức tất cả các khớp to nhỏ
– Nguyên liệu:
- Cẩu tích 30g.
- Cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi loại 20g.
- Sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi loại 15g.
– Cách thực hiện: Dùng các dược liệu trên kết hợp cẩu tích đun uống hàng ngày.
– Lưu ý: Tuỳ vào từng tình trạng đau nhức, bạn có thể kết hợp thêm các dược liệu khác để gia tăng hiệu quả, cụ thể là:
- Bệnh đau mỏi lưng có thể bổ sung thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12g.
- Chân tê bì có thể thêm gia mộc thông, thiên niên kiện mỗi thứ 12g.
- Đau đầu, khó ngủ, huyết áp cao thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24g.
- Sưng khớp gây sốt thêm gia hoàng đằng 12g, bạch chỉ 6g.
VII. Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng cẩu tích
Cẩu tích là loài cây có xuất xứ từ thiên nhiên, có hiệu quả cao khi điều trị bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:
- Không nên sử dụng cẩu tích cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bởi cẩu tích có tính ấm, có thể gây kích ứng tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
- Những đối tượng bị suy gan, suy thận hay đang trong quá trình dùng thuốc chống đông máu nên tránh sử dụng cẩu tích.
- Khi sử dụng cẩu tích cần đảm bảo đúng liều lượng, không nên tự ý thêm hoặc bớt thuốc để tránh gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy…
- Trước khi sử dụng cẩu tích, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh cây cẩu tích mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng, qua bài viết này đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn về loại thảo dược này. Để phát huy hiệu quả cao nhất của cây thuốc này trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.